Khớp gối là vùng khớp chịu lực của toàn bộ cơ thể, là khớp phải làm việc nhiều nhất. Vì vậy nó dễ bị thoái hóa hơn các khớp khác. Nguyên nhân cụ thể nào gây nên thoái hóa khớp gối, triệu chứng và cách điều trị bệnh này ra sao?
1,Thoái hóa khớp gối là gì?
- Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của các tổ chức sụn kèm theo những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch
- Đặc trưng cơ bản của bệnh là đau, giảm vận động, cảm giác khô ở khớp
- Bệnh thoái hóa khớp gối làm cho bề mặt sụn khớp bị biến đổi. Về lâu dài, chúng làm biến đổi luôn cả bề mặt của khớp, sau đó lại hình thành nên các gai xương và cuối cùng là làm hư khớp
2, Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và tiến triển của thoái hóa khớp gồm: lão hóa phổ biến nhất là những người cao tuổi. Do vậy, tuổi tác chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối. Tình trạng quá tải, vị trí của khớp chịu tải,
Ngoài tuổi tác, những nguyên nhân có thể gây nên bệnh còn có:
• Chấn thương khớp như: nứt, vỡ xương bánh chè; vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi, xương chày; đứt dây chằng khớp gối…
• Do viêm nhiễm khớp gối, tổn thương sau phẫu thuật,…
• Do chấn thương xương chậu, xương đùi,…
• Bất thường về giải phẫu
3, Triệu chứng thoái hóa khớp gối
- Đau có tính chất cơ học : đau tăng khi vận động giảm khi nghỉ ngơi Cơn đau tăng nặng vào ban đêm
- Hạn chế vận động: cứng khớp buổi sáng > 30 phút, dấu hiệu lạo xạo khi vận động khớp
- Biến dạng khớp: Biến dạng khớp chậm biểu hiện bằng mọc gai xương, phù nề tổ chức quanh khớp, lệch trục khớp, thoát vị bao hoạt dịch khớp.
Khi bệnh đã trở nặng có thể gây viêm khớp, tràn dịch khớp gối gây sưng đau. Cơn đau chỉ giảm nhẹ nếu được chọc hút dịch nhưng bệnh cũng sẽ nhanh chóng tái phát. Bệnh càng nặng, biểu hiện đau càng tăng và có thể dẫn đến cứng khớp.
4, Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả bằng y học cổ truyền với các phương pháp chườm ngải - xoa bóp bấm huyệt - châm cứu - cứu ngải
5, Phòng bệnh thoái hóa khớp gối
Nếu không chăm sóc khớp đúng cách, chính chúng ta có thể vô tình là thủ phạm đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp gối. Cần phòng ngừa bệnh từ sớm với các biện pháp đơn giản:
• Tập thể dục đều đặn và đúng cách, tập luyện các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp, tránh những động tác quá mạnh, đột ngột.
• Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu canxi và khoáng chất, tránh ăn nhiều chất béo, tránh dùng rượu bia và các chất kích thích thần kinh gây co cứng cơ.
• Kiểm soát cân nặng tốt, tránh thừa cân, béo phì.
• Giới văn phòng sau 1 – 2 giờ ngồi làm việc cần nghỉ giải lao, thay đổi tư thế sau mỗi 20 phút để tránh cơ và khớp bị mỏi.
• Xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày, vào buổi sáng và chiều, việc massage giúp cơ bắp thư giãn, lưu thông máu.
• Kiểm tra sức khỏe định kỳ